Quy trình lắp đặt máy bơm chìm lắp có khớp nối và di chuyển trên đường ray

Máy bơm nước điện chìm là gì

Máy bơm nước điện chìm là thiết bị bơm chất lỏng được đặt chìm dưới nước nhưng vẫn có thể hoạt động một cách bình thường và ổn định. Sở dĩ có được hả năng này là bỏi mahys bơm được thiết kế thuộc dạng hàn kín bằng vật liệu chống ăn mòn cao cấp.
Ngoài ra, đa phần các máy bơm chìm đều có cấu tạo động cơ được bảo vệ bởi một khoan chứa đầy dầu, giúp chống lại sự xâm nhập của nước vào bên trong thiết bị. Nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành liên tục của máy bơm.
Trong đó, nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu là để hoạt đống máy bơm thường bảng điện, cùng có một số loại hoạt động bằng dầu. Bên cạnh đó, ứng dụng còn để bơm hút nước, một số loại máy bơm nước điện chìm có thể dùng để bơm và vận chuyển chất thải và bùn đất,..

Máy bơm nước điện chìm là gì

Đặc điểm phân loại và cấu tạo của máy bơm nước điện chìm

Hiện nay, trên thị trường chia làm 2 nhóm chính: máy bơm chìm giếng khoan và máy bơm chìm nước thải
Cả 2 loại máy bơm nước điện chìm trên đều thuộc dòng máy bơm nước ly tâm với cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
Trục bơm: Làm từ hợp kim không gỉ và lắp với bánh công tác bằng các mối nối
Thân bơm: Chất liệu cấu tạo bằng théo không gỉ, có khả năng chống ăn mòn cao. Trong thân bơm sẽ được lắp thêm nhiều cánh quạt nhằm mục đích lọc bớt rác và đá khi thiết bị làm việc.
Bánh công tác: Cấu tạo từ hợp kim không gỉ hoặc bảng gang với 3 dạng cánh chính, gồm: cánh kín, cánh mở 1 phần và cánh mở hoàn toàn.
Bộ phận dẫn hướng: Bộ phận dẫn hướng ra và bộ phận dẫn hướng vào
Các bộ phận khác: phớt bơm, động cơ bơm, khoang dầu chìm chống nước, vỏ máy bòm

>>>Tham khảo: Máy bơm chìm Nhật Bản

Quy trình lắp đặt máy bơm chìm lắp có khớp nối và  di chuyển trên đường ray

Quy trình lắp đặt Máy bơm nước điện chìm

Trong hệ thống nước thải việc lắp đặt  thanh định hướng, khớp nối coupling nói chung và Lắp đặt đường ray định hướng kéo máy bơm  nói riêng là cực kỳ quan trọng. Tất cả các hệ thống này thường lắp đặt chìm dưới nước, trong môi trường ẩm ướt nên cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác cơ khí cao, và cần có thiết kế rõ rang, khoa học trước khi lắp đặt. Yêu cầu của việc lắp đặt thanh ray định hướng như sau:
– Độ vững chịu lực của hệ thống ít nhất là gấp đôi so với trọng lực của máy bơm
– Sai lệch độ song song giữa hai đường ray không lớn hơn 5 mm;
– Sai số độ cao giữa hai mặt ray tại cùng mặt cắt ngang không lớn hơn 2 mm;
– Cút xả bơm và ống xả trên khớp nối nhất thiết phải ăn khớp tránh tình trạng mất áp do nước tổn hao qua khe hở.
– Độ không bằng phẳng hai đầu ray của mối nối không lớn hơn 1 mm;
– Dây cáp điện phải đảm bảo an toàn , tốt nhất không nên dung cáp điện nối mà  dùng cáp đồng bộ của nhà sản xuất. Trong trường hợp đặc biệt thì phải do các chuyên gia lắp đặt có chứng chỉ đấu nối cáp.
– Khớp nối ( Coupling) phải được định vị chắc chắn trên nền bê tong đáy bể hoặc trên các khung giá.

Phương pháp Lắp đặt tổ máy bơm chìm lên xe kéo hoặc thanh ray định hướng
-Vân chuyển tổ bơm, Khớp nối thanh ray( coupling) hoặc xe kéo xuống vị trí làm việc, kiểm tra công tác an toàn lắp đặt, kiểm tra nguồn nước, nguồn điện…
-Treo tủ điện, kiểm tra dây cáp và các đầu đấu nối.
-Lắp đặt ống xả vào vị trí miệng xả bơm đảm bảo gioăng làm kín tiếp xúc đều, tránh bị kênh lệch.
-Dùng palang nâng và kéo bơm lên, hạ bơm xuống, kiểm tra cơ cấu khoá giữ mặt bích và độ kín của gioăng giữa miệng xả bơm và cút xả, kiểm tra độ bền vững chịu lực của hệ thống, khớp nối coupling, các vít định vị và chịu lực của hệ thống.
-Kiểm tra và lắp đặt hệ thống đường ống xả. Hệ thống ống xả phải được định vị tránh rung lắc, nếu là ống cứng thì nhất thiết phải lắp van một chiều, lưu ý van một chiều dạng bi sẽ an toàn hơn và tránh bị búa nước. Luôn đảm bảo trong quá trình lắp không làm xê dịch vị trí cút xả với miệng xả bơm;
-Kéo bơm lên, hạ bơm xuống từ 2 lần đến 3 lần để kiểm tra độ ổn định làm việc của khoá giữ mặt bích và độ kín của gioăng;
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống, vận hành sơ bộ, và kiểm tra hoạt động của Máy bơm, tủ điện, đầu đấu nối, nguồn điện…. Trước khi vận hành.

Vận hành thử

Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, ta kiểm tra máy bơm chìm bằng cách bật tắt vài lần xem bơm có hoạt động bình thường không, sau đó cho nước vào hố bơm kiểm tra mực nước trong hố khi bơm hoạt động và kiểm tra thông số hoạt động của máy bơm.

Nên có phao báo chống cạn cho máy bơm vì nếu hoạt động không tải lâu máy bơm sẽ dẫn đến bị cháy.

Xem thêm: nước hồng sâm nhung hươu hàn quốc 

Minh họa lắp đặt bơm nước điện chìm

>>> Tham khảo: Giá máy bơm nước chìm 3 pha 

Một số thắc mắc khi sử dụng khớp nối nhanh cho máy bơm chìm nước thải Tsurumi

+ Lắp khớp nối nhanh cho bơm nước bẩn có ảnh hưởng gì không?

Việc lắp khớp nối nhanh sử dụng cho bơm nước bẩn không gây ảnh hưởng gì. Bời vì bơm sẽ được kéo lên theo thanh trượt. Chúng ta sẽ không tiếp xúc với nước.

+ Mực nước cao có ảnh hưởng gì không?

Khi nước đầy lên do nguyên nhân nào đó, việc đưa máy ra khỏi nguồn nước để kiểm tra vẫn có thể thực hiện bình thường không ảnh hưởng gì.

+ Khi bơm hỏng thì xử lý thế nào?

Việc kéo bơm lên sẽ dựa trên 2 thanh trượt đã được lắp đặt sẵn từ ban đầu. Khi sửa bơm xong, cần thả bơm đúng vị trí vào các rãnh ăn khớp với nhau, đảm bảo kín khít khi bơm hoạt động.

Việc sử dụng bộ khớp nối nhanh giúp chúng ta biết chính xác vị trí của máy bơm. Thuận tiện cho việc bảo dưỡng máy bơm một cách thường xuyên mà không phải bơm cạn bể để xuống đáy bể tháo bơm..

Quý khách hàng cần  Tư vấn lắp đặt máy bơm chìm hãy liên hệ Hotline:  084.761.8888  và Hotline: 097.891.3399

CÔNG TY CỔ PHẦN MATRA QUỐC TẾ
Đại diện Uỷ quyền của hãng bơm Tsurumi – Nhật
Đại diện Uỷ quyền của hãng bơm Matra – Italy
Trụ sở: Số 41/1277 đường Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng đại diện: Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Thanh hoá Nghệ An, Phú Yên, Huế, Quảng Bình,  Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tầu…

MUA SẢN PHẨM TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *