Hướng Dẫn Cách Lựa Chọn Máy Bơm Cột Áp Cao Phù Hợp

Xu hướng xây dựng nhà ở nhiều nhiều tầng, chung cư, tòa cao ốc…ngày càng phát triển. Từ đây đặt ra một vấn đề là vận chuyển dòng nước như thế nào lên trên cao mà vẫn ổn định. Sự đời của Máy bơm cột áp cao là giải pháp cứu cánh cho vấn đề này.

Hầu hết các dòng Máy bơm cột áp cao có khả năng đẩy nước lên trên vài chục mét dễ dàng. Hơn nữa, chế độ tự động tắt/ mở còn giúp người tiêu dùng tiết kiệm được điện năng tiêu thụ đáng kể..

Hay với bộ phận rơ le cảm biến nhiệt được tích hợp trên thân máy bơm. Sẽ có nhiệm vụ ngắt máy khi động cơ hoạt động quá nóng, hay vượt qua giới hạn cho phép. Chính vì thế mà ngăn chặn được rủi ro về cháy nổ xảy ra và bảo bảo vệ an toàn cho người dùng.

>> Xem thêm: Đại lý máy bơm Tsurumi 

NỘI DUNG CHÍNH

Đặc điểm của máy bơm cột áp cao

Trong một chiếc Máy bơm cột áp cao thì bao gồm 2 bộ phận chính: đầu bơm và motor.

Bộ phận đầu bơm chia ra 2 bộ phận: guồng bơm và cánh bơm. Guồng bơm chính là vỏ bọc của đầu bơm, có chức năng bảo vệ cánh cùng các thiết bị khác bên trong. Còn cánh bơm được nối với stato giúp di chuyển chất lỏng lên và hút chất lỏng vào bên trong guồng bơm.

Ngày nay, các dòng máy bơm nước đẩy cao được tối ưu hóa về cấu tạo. Do đó, kích thước nhỏ gọn, rất thuận tiện cho quá trình di chuyển cũng như tiết kiệm diện tích lắp đặt. 

Hiện đang có rất nhiều thương hiệu sản xuất máy bơm nước đẩy cao để đáp ứng cầu tiêu dùng. Tùy thuộc vào xuất xứ, lưu lượng, cột áp, công suất,.. mà giá bán có chút chênh lệch.

Máy bơm cột áp cao
Đặc điểm của bơm cột cao cao

Ứng dụng của máy bơm cột áp cao

Máy bơm ly tâm cột áp cao có 2 nhóm: đặt cạn và thả chìm. Dòng máy bơm này được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, chữa cháy, dân dụng,…

Với dòng bơm ly tâm đặt cạn hiện chia ra làm 2 loại chính là bơm ly tâm trục đứng và bơm ly tâm trục ngang. Trong đó, máy bơm ly tâm trục ngang có sự đa dạng hơn nên khả năng ứng dụng cũng rộng hơn. Cụ thể:

– Máy bơm nước ly tâm trục ngang được ứng dụng: bơm hút nước giếng, bơm hút nước đường ống thủy cục đẩy lên bồn chứa, bơm tăng áp,… Bơm nước trong các căn hộ chung cư, trường học, bệnh viện, hộ gia đình. Trong nông nghiệp, dòng máy bơm này ứng dụng để bơm nước tưới tiêu cây trồng, bơm nước ao nuôi, chuồng trại, bơm thoát nước đồng ruộng,… Trong công nghiệp, dùng bơm cấp nước cho dây chuyền, hệ thống sản xuất,… Ngoài ra, bơm có thể được dùng để bơm chữa cháy, bơm cấp nước trong xây dựng,…

– Máy bơm nước ly tâm trục đứng có ưu điểm về cột áp cao. Với ưu điểm này, máy bơm được dùng chủ yếu trong công nghiệp. Chẳng hạn như cấp nước cho lò hơi, nồi hơi, hệ thống lạnh hay làm mát công nghiệp, bơm cấp nước trong các tòa nhà cao tầng, chung cư và trường học. Đặc biệt, dòng máy bơm này có thể dùng kết hợp máy bơm khác để tận dụng khả năng đẩy cao.

Với bơm nước thả chìm, nổi bật với máy bơm chìm nước thải và máy bơm chìm hút bùn. Máy bơm nước thả chìm có khả năng ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực  khác nhau. Chẳng hạn như công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, nghệ thuật, giải trí,… Nhất là dòng máy bơm này được dùng để bơm hút nước thải, nước lẫn tạp chất rắn trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

Bơm hút nước thải ao hồ bể cá, bơm chống ngập ở tầng hầm bãi giữ xe, tòa nhà cao tầng. Hay ứng dụng của máy bơm ly tâm thả chìm cho những nơi ngập úng trong dân dụng. Bơm nước tại các công trình tiểu cảnh, hòn non bộ, thác nước, bơm hố móng công trình,..

Chiều cao cột áp máy bơm là gì?

Chiều cao của cột áp máy bơm chính là giá trị cột áp được tính bằng đơn vị mét hoặc feet. Nó được tính bằng cách đặt thêm một ống trên ống xả của máy bơm và đo chiều cao tối đa mà máy có thể bơm nước lên. 

Máy bơm cột áp cao
Cách tính cột áp của máy bơm

Khi tìm hiểu về máy bơm, cần lưu ý một số thuật ngữ chỉ cột áp để hiểu thêm về dòng sản phẩm này:

NPSH (Design Margin): chiều cao cột áp của máy bơm đã được thiết kế dư ra so với nhu cầu thực tế.

NPSHa: là chiều cao cột áp thực của máy bơm tổng. Nó đã gồm có áp suất thủy tĩnh, áp suất bề mặt, áp suất bay hơi (Với Tổn áp trên đường ống, van thiết bị và kể cả qua các co và khớp nối).

NPSHr: Là chiều cao cột áp hút thực tối thiểu của bơm khi mà tổng cột áp bị giảm xuống 3%. Do sự hình thành bọt khí trong lòng máy bơm cùng với áp suất hút khá thấp. Thông số của NPSHr thường cung cấp bởi nhà sản xuất máy bơm.

Cách tính để lựa chọn cột áp máy bơm nước phù hợp

Sau khi đã hiểu cột áp máy bơm là gì, để chọn được máy bơm phù hợp. Trước hết bạn cần biết được cột áp của hệ thống đó là bao nhiêu.

Đơn vị của cột áp bơm là mét và đơn vị của áp suất là bar, 1 bar = 10 mét nước.

Tính toán dựa theo cột áp của máy bơm nước

Lưu lượng: Chọn theo yêu cầu lưu lượng, có thể tính theo m3/h hoặc lít/phút. Chẳng hạn như trong 1 giờ đồng hồ cần bơm đầy bể 3m3, khi đó cần máy bơm có lưu lượng là 3m3/h.

Cột áp: sẽ được tính từ điểm thấp nhất cho tới điểm cao nhất + tổn thất áp trên co cút tê, với ma sát do thành ống + tổn thất áp sau khi bị chạy quá tải. Nếu có nhiều đầu nước ra thì cần phải chọn tuyến đường ống dẫn nước dài nhất tính từ vị trí bơm nước để có thể tính được tổn thất áp suất cao nhất.

Cách tính thông số cột áp như sau:

Cột áp sẽ được tính từ điểm thấp nhất cho tới điểm cao nhất. Lưu ý đã trừ đi phần giá trị cột áp hồi (tức là nước tự động tuần hoàn ngược lại vào máy bơm)

Lấy một số lượng tương ứng với khoảng 3% cột áp tổng. Với tỉ lệ tương đương 2% cột áp tổng và 5m chiều ngang bằng 1m chiều cao.

Nếu đã có sẵn thông số tổn thất áp lực trên tải, khi đó chỉ cần tính phần tổn thất áp khi bị chạy quá tải.

Lấy giá trị của cột áp đem nhân với 1,4 (Hệ số an toàn). Sau đó, lấy giá trị này báo cho nhà cung cấp để được tư vấn loại bơm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Bên cạnh đó, để tính toán kích thước của đường ống dẫn nước, bạn có thể dựa vào thông số lưu lượng để tính kích thước đường ống.

 Tính dựa trên công thức

Với cách này, tính dựa trên lưu lượng và kích thước của đường ống tương tự cách trên. Tuy nhiên phần cột áp sẽ được áp dụng công thức H=H1 + H2 + H3. Trong đó:

H1: tổng cột áp giá trị cao nhất

H2: cột áp để phun nước tại điểm ra

H3: tổn thất áp tại điểm co cút lên trên đường ống và ma sát đường ống.

Ví dụ: Độ cao từ mặt nước đến nơi cần bơm khoảng 40m, ống đi ngang dài 20. Và lưu lượng cần thiết là 104 m3/h hoặc 28,81/s. Ta sẽ tính được các thông số như sau:

Máy bơm cột áp cao
Công thức tính cột áp máy bơm nước theo máy bơm công nghiệp

Cột áp cao nhất là H1= 40 + 4 = 44 mét cao

H2 bằng 5 mét phun theo độ cao

H3 = Ha + Hb = A x L x Q2 + 10%*Ha.

Trong đó có:

Hb = 10%*Ha chính là tổn thất qua tê, co trên toàn hệ thống

Q: lưu lượng nước qua ống (tính 1/s)

L: chiều dài của đoạn ống (m)

Còn A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống sẽ sức cản khác nhau). 

A được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam là 4513 – 1988. Chẳng hạn trên đường kính ống có độ dài DN150 => A = 0,00003395

=> H3 = 0,00003395 x (40+20) x 28,82 +10%*Ha = 2 (mét nước)

Như vậy: H = 44+5+2 = 51 mét nước. Với có lưu lượng là 104 m3/h = 1728 l/min. Kiểm tra đồ thị thì loại bơm trên là phù hợp và nên chọn là 40hp (30 Kw điện) với đường ống DN150.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến Máy bơm cột áp cao ? Cùng cách áp dụng công thức tính cột áp máy bơm để chọn loại máy bơm phù hợp. Hy vọng bài viết hữu ích và mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về dòng máy bơm cột cao áp. Mọi thắc mắc hay cần hỗ trợ mua hàng, vui lòng liên hệ 0983.480.875!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *