Hướng dẫn bảo dưỡng máy thổi khí

Thường thì máy thổi khí sẽ hoạt động rất ổn định trong khoảng thời gian dài. Nhưng trong suốt quá trình hoạt động chúng ta cũng cần phải theo dõi thường xuyên. Để cập nhật tình trạng của máy, nếu như xảy ra tình trạng nào đó sẽ khắc phục kịp thời. Hãy cùng đi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách bảo dưỡng loại máy thổi khí này nhé.

NỘI DUNG CHÍNH

Các nguyên nhân sự cố và cần khắc phục 

Dưới đây là những nguyên nhân được tìm ra cần được khắc phục kịp thời để tránh máy bơm bị hỏng hóc nặng nề hơn, tốn kém chi phí sửa chữa cửa người dùng hơn.

Biểu Hiện Nguyên Nhân Khắc Phục
Tiếng ồn của máy thổi khí khác thường Do dây đai của máy không thẳng

Bệ đỡ bị lỗi

Các vật lạ mắc vào bánh răng

Làm sạch hoặc thay mới

Làm sạch rồi thông các khe

Điều chỉnh hoặc tháo bớt các

vật lạ ra khỏi bánh răng

Máy thổi khí bị nóng lên Do dây đai có thể bị bẩn

Do các khe bị kẹt

Máy hoạt động quá tải

Làm sạch hoặc thay mới,

Vệ sinh sạch các khe

Điều chỉnh hoặc tháo bớt

Dòng khí ra ít Do đường ống bị rò rỉ 

Khí thoát ra khỏi van an toàn

Nghẹt ống giảm ồn   

Trượt dây đai

Áp suất tăng không được như bình thường

Cần làm lại các khớp nối 

Chỉnh lại các van an toàn 

Thay hoăc làm sạch bộ phận

ống giảm ồn

Chỉnh cho dây đai căng 

Rửa sạch các chốt cho bạc đạn

Dây đai bên ngoài bị rung Do bị mòn dây đai Kiểm tra thật kỹ hoặc thay mới nếu

không thể dùng được nữa

Động cơ của máy bị nóng Máy hoạt động quá tải

Nguồn điện không được ổn định

Điều chỉnh lại áp suất ra và cải thiện

các thiết bị cấp điện

Bị chảy dầu  Do dầu ở trong hộp số quá nhiều  Điều chỉnh lại mức dầu phù hợp

Mốc thời gian cần bảo dưỡng máy thổi khí

Để cho máy thổi khí của bạn có thể hoạt động trơn tru hơn bạn cần nhớ các mốc thời gian dưới đây. Sẽ giúp cho thiết bị của bạn được bảo dưỡng tốt hơn. Và nếu như máy của bạn phải làm việc với tần suất lớn thì bạn có thể rút ngắn chúng lại để tránh máy bị hư hỏng.

Thay dầu và nhớt cho máy thổi khí 

Thời gian để thay là: 3 tháng/ lần 

Cần lưu ý: 

  • Dầu phải có độ nhớt 220 nếu như máy thổi khí chạy trong phòng kín. Nếu máy chạy vào mùa hè thì nên đổ loại có độ nhớt là 320 
  • Tháo bỏ hết lượng dầu cũ đi rồi đổ dầu mới vào 
  • Vệ sinh phần mắt dầu rồi đổ dầu bằng ⅔ của mắt dầu 

Bơm mỡ chịu nhiệt 

Thời gian: 3 tháng/ lần 

Dùng các loại mỡ chịu được nhiệt 120 đến 150 độ C 

Thay bộ phận Filter (bông lọc gió) 

Thời gian thay 3 tháng/ lần 

Cần lưu ý: 

  • Thay bộ phận bông lọc rồi vệ sinh thật sạch sẽ phần bầu lọc 
  • Vệ sinh cần nhẹ nhàng để tránh bụi bẩn ở bầu lọc rơi vào buồng máy. Che phần buồng máy lại để tránh các đồ vật hay bụi bị rơi vào

Thay dây Curoa 

Thời gian thay là: 6 tháng/ lần 

Khi thay hãy chọn các loại dây Curoa chất loại tốt. Thường thì khi thay dây mới trong khi vận hành thì dây sẽ căng cho nên cần căn chỉnh lại sau 3 đến 4 tuần chạy máy. 

Lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng máy thổi khí 

Các lưu ý cần phải biết trong khi bảo dưỡng thiết bị:

  • Đảm bảo tất cả nguồn điện được kết nối với máy thổi khí đã ngắt hết 
  • Các vật dụng để dùng phải phù hợp với thông số của hãng máy, các vật dụng để thay thế cũng phải là hàng chính hãng cùng với thiết bị. 
  • Nên thuê các kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.

Các bước cơ bản sửa chữa và bảo dưỡng máy thổi khí 

Bước 1: Khảo sát và kiểm tra rồi đi đánh giá tình trạng của máy thổi khí lúc đó. Đây là việc đầu tiên để tiến hành đi sửa chữa cũng như bảo dưỡng máy. Khi xác định được vấn đề thì ta sẽ xây dựng được biện pháp cũng như lên phương án sửa chữa đúng cách. 

Bước 2: Thiết kế, chuẩn bị đầy đủ tất cả các dụng cụ, vật tư, thiết bị cần thiết cho quá trình sửa chữa, bảo dưỡng. Và mang chúng đến vị trí của máy thổi khí cần sửa. 

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ, tháo các chi tiết từng bộ phận của máy ra. 

Bước 4: Kiểm tra rồi đánh giá tình trạng của từng bộ phận máy. 

Bước 5: Thiết kế chế tạo những chi tiết đã bị hỏng, thay mới các bộ phận như vòng bi, phớt chắn dầu hay gioăng làm kín,…  Vệ sinh toàn bộ những chi tiết bộ phận để chuẩn bị lắp ghép. 

​​​​​​Bước 6: Tiến hành lắp ghép, căn chỉnh máy. Đây là bước quan trọng nhất, sẽ quyết định quá trình sửa chữa đã đạt chuẩn hay chưa. Quá trình này được làm bởi những người có kinh nghiệm và tay nghề cao. 

Bước 7: Kiểm tra nghiệm thu qua các thông số khe hở ở máy trước khi mang chúng đi chạy thử. 

Bước 8: Chạy thử và kiểm tra nghiệm thu lại thiết bị về độ ồn, dùng động, nhiệt độ máy, lưu lượng và áp suất của máy…  

Bước 9: Bàn giao lại máy thổi khí sau khi sửa chữa cho đơn vị chủ quản và chuyển đến chế độ bảo hành cho thiết bị.

Bài viết trên đã hướng dẫn cho quý khách hàng cách bảo dưỡng dòng máy thổi khí. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình sử dụng máy thổi khí của quý khách. Ngoài ra, giới thiệu cho quý khách hàng tới đơn vị CTCP Matra Quốc Tế cung cấp các dòng máy bơm chính hãng thương hiệu Tsurumi Nhật Bản. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với Matra qua hotline: 0983.480.875.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *