Bảo dưỡng và sửa chữa bơm chìm nước biển

Máy bơm chìm nước biển là một dòng máy được người dân ưa chuộng bởi có tính chống ăn mòn cao. Dòng bơm này cũng khá phổ biến trên thị trường. Khi sử dụng tất nhiên cũng sẽ gặp phải một số vấn đề về hệ thống động cơ. Hãy cùng tìm hiểu về bảo dưỡng và sửa chữa dòng máy này ở bài viết dưới đây nhé.

NỘI DUNG CHÍNH

Đặc điểm của dòng máy bơm chìm nước biển

Do cấu tạo của dòng máy mà từ thân máy, bộ phận cánh bơm, phốt, gioăng. Tất cả đều được làm bằng loại vật liệu inox, hợp kim và nhựa tổng hợp. Chính vì vậy mà máy bơm có đặc điểm chống ăn mòn khá cao, có độ bền về cơ khí tốt, cách điện cũng khá cao. Máy bơm dòng này có thể cho phép người dùng nhúng chìm toàn bộ xuống nước biển. Thời gian vận hành dài lên đến 12 giờ/ngày. Nhiệt độ từ 1 độ C đến 40 độ C thì máy vẫn có thể hoạt động bình thường. 

Bảo dưỡng cho dòng máy bơm chìm nước biển 

Kiểm tra toàn bộ hệ thống điều khiển và ngắt điện. Tháo bơm để bắt đầu cho việc bảo dưỡng 

Lau chùi và vệ sinh sạch sẽ tất cả các thiết bị cơ và điện chính cùng mặt bằng của nơi mà bơm làm việc

Những chỗ bị rò rỉ nước hoặc dầu hãy tiến hành xử lý 

Siết chặt bulông và đai ốc ở những bộ phận máy gặp phải tình trạng rung

Thu dọn, cất đồ đạc vào đúng chỗ 

Ghi lại đủ hiện trường hỏng hóc hay những hiện tượng bất thường chưa được xử lý vào số vận hành rồi giao ca.

Bảo dưỡng và sửa chữa đối với vấn đề nhỏ

Sau khoảng thời gian từ 3500 đến 4000 giờ sử dụng máy bơm và không quá một năm phải kiểm tra hoặc sửa chữa nhỏ cho máy 1 lần. 

Bao gồm cả những việc kiểm tra cũng như sửa chữa để đảm bảo về các yêu cầu như sau: Đo điện trở cho động cơ điện: 

Đo điện trở ở những cuộn dây (pha – pha) 

Đo điện trở ở những cuộn dây đối với đất (pha – đất) Nếu như cáp xuất hiện khác thường, hãy đo lại điện trở của dây cáp với đất. Dùng mắt thường để kiểm tra xem dây có gặp tình trạng nổ hay không khi bị ngâm nước trong thời gian dài

Đo đạc điện trở cho các cảm biến nhiệt cuộn dây mô tơ điện với đất (trừ cảm biến nhiệt ổ lăn)

Sử dụng một ôm kế để đo đạc điện trở của bộ phận cảm biến nhiệt. Để luôn đảm bảo độ cách điện ở giữa những lõi dây của bộ phận cảm biến nhiệt lớn hơn khoảng 100W và nhỏ hơn khoảng 120W (100 W < R < 120 W)

Kiểm tra lại các tiếp điểm của đầu nối cáp

Đo, kiểm tra lại bộ phận cáp tiếp đất, các chỉ số điện trở cách điện ở giữa những cáp nối với đất và thân bơm phải đạt nhỏ hơn 1. 

Bảo dưỡng và sửa chữa đối với vấn đề lớn hơn 

Trước tiên bạn hãy đảm bảo về các yêu cầu kỹ thuật dưới đây trước khi tiến hành tháo lắp và sửa chữa cho máy bơm:

Lắp ráp lại phải theo đúng thứ tự các chi tiết đã được tháo ra. Chi tiết nào được tháo trước thì sẽ được lắp lại sau và ngược lại.

Dùng mỡ để bôi trơn bộ phận ổ lăn phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Có thể dùng các loại như Asonic, HQ 72-102 hay các loại khác tương tự về tính năng.

Phải có những dụng cụ chuyên dụng để phục vụ cho quá trình lắp đặt vòng bịt kín cơ khí, không được sử dụng các vật cứng để tì, gõ lên bề mặt của vòng động và vòng tĩnh. Đến khi lắp các vòng cao su vào phần cổ trục, cần bóc giấy bằng kim loại vào cổ trục để tránh bị rách. Giấy có độ dày từ 0,1mm đến 0,3mm. Và khi đã lắp xong hãy thảo bỏ hết lớp giấy bọc ở cổ trục.

Thay thế các gioăng cao su tĩnh bằng các gioăng mới trước khi tiến hành đặt chúng vào đúng vị trí cần được bôi một lớp keo để làm kín. 

Sau khoảng thời gian là 16000 giờ dùng máy nhưng không được quá 5 năm bắt buộc phải có 1 lần sửa chữa cùng như bảo dưỡng các hỏng hóc lớn.

Tiến hành kéo chiếc máy bơm lên và đặt ổn định tại gian sửa chữa

Tháo bỏ dầu ở trong khoang mô tơ

Rồi tiếp đến là tháo các chi tiết của máy bơm. Dựa vào bản vẽ chung về phần mặt cắt của máy bơm và động cơ. vệ sinh sạch sẽ, đo và kiểm tra những chi tiết của máy bơm. Sau đó xác định mức độ hư hỏng cũng như độ mòn của các chi tiết đó so với thiết kế 

Tiến hành các chi tiết của động cơ điện và thực hiện như sau: 

Trước khi tiến hành tháo các bộ phận của mô tơ hay cáp điện thì cần phải đánh dấu cho đủ những đầu cáp đã nối. Giúp cho quá trình lắp lại thuận lợi và nhanh chóng hơn. 

Tháo rút roto, vệ sinh công nghiệp phần bên trong của khoang mô tơ 

Sơn cách điện, sấy cuộn dây stato 

Kiểm tra, thay thế bộ phận ổ lăn

Kiểm tra, thay thế bộ phận gioăng cơ khí, gioăng tĩnh

Kiểm tra như sau:

Kiểm tra định lượng: Nếu như thấy lượng dầu được tháo ra còn ít hơn lượng dầu được đổ vào lúc ban đầu. Thì chất lượng gioăng kín vẫn còn được đảm bảo. Hãy bổ sung thêm dầu để làm mát cho động cơ.

Kiểm tra định tính: Nếu như tháo dầu ra mà thấy có xuất hiện những vết loang thì chứng tỏ khoang dầu đã bị nước xâm nhập. Lúc này, cần kiểm tra và xem xét lại gioăng làm kín, nếu cần thì nên thay dầu mới. 

Kiểm tra rồi vệ sinh, bảo dưỡng cho các thiết bị điện như công tắc tơ, aptomat hay rơ le,…

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý khách hàng những thông tin liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa cho dòng máy bơm chìm nước biển. Mong rằng đó là những thông tin hữu ích. Giúp cho quý khách hiểu hơn về việc sửa chữa cũng như bảo dưỡng cho chiếc máy bơm khi chúng gặp những rủi ro trong suốt quá trình dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *